Tư vấn thiết kế không gian bếp nhà hàng đạt tiêu chuẩn

Ngày đăng: 25/02/2023

Trong kinh doanh nhà hàng, xây dựng một không gian bếp khoa học là điều cần thiết và quan trọng nhất. Thiết kế một không gian nhà bếp tiêu chuẩn, đầy đủ thiết bị và vật dụng sẽ hỗ trợ cho nhà hàng rất lớn trong việc kinh doạnh thành công.

Tư vấn thiết kế không gian bếp nhà hàng đạt tiêu chuẩn

1. Tiêu chuẩn thiết kế không gian bếp nhà hàng

Khu vực bếp nhà hàng khác hoàn toàn với không gian nhà bếp của mỗi gia đình. Việc thiết kế không gian bếp nhà hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc chế biến và phục vụ món ánh, thậm chí quyết định đến sự thành bại của nhà hàng đó. Chính vì vậy việc tạo nên một không gian bếp nhà hàng phù hợp, thoáng đãi với đầy đủ thiết bị và dụng cụ nhà bếp là ưu tiên số 1. Vậy một căn bếp trong nhà hàng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?

1.1. Bố trí không gian bếp nhà hàng

Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng  mà sẽ có thiết kế cụ thể không gian sao cho phù hợp nhất.  Một không gian bếp nhà hàng bình thường sẽ bao gồm các khu vực sau: khu bảo quản thực phẩm, khu sơ chế, khu nấu nướng, khu ra món, khu làm sạch đồ dùng và khu để đồ dùng. Đặc biệt nhất khi bố trí không gian cần tính toán đến khung giờ cao điểm của nhà hàng. Bởi khi ấy đầu bếp chính luôn cần một không gian đủ rộng để có thể thao tác được nhiều công việc cùng một lúc.Do đó việc sắp xếp các khu vực làm việc khoa học là rất quan trọng. Ngoài ra các dụng cụ, gia vị… cần phải bố trí trong tầm tay của người đầu bếp, tránh việc sắp xếp quá xa khiến khó khăn khi chế biến cho đầu bếp.

khong-gian-bep-nha-hang-1

Bố trí không gian bếp nhà hàng khoa học và hợp lý

Với mỗi đặc thù món ăn của các nhà hàng là khác nhau nên không gian nhà bếp cũng có sự thay đổi linh hoạt. Cần có những khoảng trống nhất định cho việc di chuyển để các nhân viên nhà bếp , không va chạm vào nhau trong quá trình làm việc.

1.2. Hệ thống dẫn ga trong không gian bếp nhà hàng

Lắp đặt hệ thống ga như thế nào là điều hết sức cần chú ý. Bởi hệ thống ga thường khá phức tạp, nếu không thiết kế phù hợp nó có thể chiếm diện tích khá lớn trong căn bếp. Bên cạnh đó yếu tố an toàn trong nhà bếp luôn cần phải là ưu tiên hàng đầu. Hệ thống gas là một mối nguy cho sự an toàn nhà bếp . Do đó thiết kế hệ thống dẫn gas cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về an toàn, có phương án phòng cháy chữa cháy nếu có vấn đề xảy ra. Ngoài ra nhà hàng cần thường xuyên cho nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra và bảo trì an toàn.

1.3. Hệ thống thông gió trong không gian bếp nhà hàng

Không gian nhà bếp là một không gian khép kín. Do đó trong quá trình nấu ăn, mùi thức ăn, dầu mỡ và nhiệt lượng tỏa ra là vô cùng lớn. Nếu không lắp đặt hệ thống thông gió sẽ khiến căn bếp vô cùng ngột ngạt và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và món ăn. Hệ thống thông gió trong nhà hàng thường có công suất khá lớn để có thể làm thoáng khí cũng như làm giảm mùi thức ăn phát sinh. Bạn nên lựa chọn hệ thống quạt gió và hút mùi hợp từ những thương hiệu chất lượng để sử dụng cho căn bếp

khong-gian-bep-nha-hang-3

Lắp đặt hệ thống thông gió và máy hút mùi để đảm bảo sự thông thoáng của nhà bếp

1.4. Ánh sáng trong không gian bếp nhà hàng

Hãy cố gắng tận dụng ánh sáng thiên nhiên nhiều nhất có thể cho khu vực nhà bếp. Nếu không bạn cần lắp đặt hệ thống ánh sáng đủ lớn để có thể chiếu sáng đến mọi khu vực trong nhà bếp. Bởi với điều kiện làm việc cao, liên tục người đầu bếp luôn cần đủ ánh sáng để quan sát và thao tác nấu nướng. Ngoài ra ánh sảng đủ giúp người đầu bếp quan sát tốt được màu sắc món ăn từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Ánh sáng không đủ có thể ảnh hưởng đến thị lực, có thể gây nên những sự cố nguy hiểm trong nhà bếp.

Ngoài ra, thiết kế bếp nhà hàng cũng cần phải đảm bảo cho việc bảo trì và thay mới dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung.

>>> Những công năng tủ bếp bạn có biết không? Xem chi tiết trong đường dẫn màu xanh. 

2. Nguyên tắc thiết kế không gian bếp nhà hàng

Thiết kế không gian bếp nhà hàng cần tuân theo quy tắc 1 chiều để tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và thời gian thực hiện công việc của các nhân viên trong nhà bếp

– Khu nhà kho bảo quản thực phẩm : Đây sẽ là nơi dự trữ toàn bộ thực phẩm, gia vị của nhà hang. Có một số loại thực phẩm cần phải được bảo quản trong kho lạnh ở môi trường nhiệt độ phù hợp nên kho có thể trang bị thêm kho lạnh. Diện tích kho không cần quá lớn nhưng phải đủ để chứa được khối lượng hàng hóa nhaats định trong môt khoảng thời gian.

– Khu sơ chế thực phẩm: đây là khu vực nhân viên nhà hàng sẽ xử lý những loại thực phẩm cần sử dụng trong ngày hôm ấy ở nhà hàng.. Ở khu vực này cần được trang bị đầy đủ: giá kệ để đồ, chậu rửa, dụng cụ sơ chế và thái rau, củ, quả. Đây là khâu quan trọng và khá mất thời gian nên cần rất nhiều nhân viên tham gia. Chính bởi lẽ đó luôn cần đến một khoảng không gian đủ rộng để các nhân viên có thể dễ dàng thao tác và làm việc với số thực phẩm lớn.

khong-gian-bep-nha-hang-5

Khu sơ chế thực phẩm bếp nhà hàng

khong-gian-bep-nha-hang-6

Khu vực sơ chế thực phẩm luôn cần đảm bảo độ rộng nhất định để thao tác dễ dàng

-Khu vực chế biến thực phẩm: thực phẩm sau khi sơ chế xong sẽ được chuyển sang khu vực chế biến. Khu vực này cần được thiết kế rộng nhất trong khu vực nhà bếp với các khu vực bếp nấu và nơi đựng gia vị nấu ăn. Một khu chế biến có thể cho 2 đến 3 đầu bếp cùng tham gia chế biến một lúc. Tất cả đồ dùng cần được sắp xếp gọn gàng nhất để tiện cho đầu bếp nhất có thể.

– Khu ra món: khu vực này cần đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và đòi hỏi các thiết bị bếp phải có tính năng giữ nhiệt thức ăn, đạt chuẩn vệ sinh sạch sẽ và có độ thông thoáng cao. Ở khu vực khu ra món cần được trang bị: các bàn inox, dụng cụ chia soạn đồ ăn, quầy hâm nóng thức ăn, xe đẩy đồ ăn, chậu rửa, giá inox,… Cửa phòng ra đồ phải rộng rãi và thông thoáng để đảm bảo di chuyển dễ dàng.

khong-gian-bep-nha-hang-8

Khu ra món nhà hàng

– Khu rửa bát và diệt khuẩn: sau khi thực khách dùng xong món ăn, bát đĩa sẽ được thu hồi để đưa vào khu vực này để làm sạch và diệt khuẩn. Ở khu vực này cần được trang bị đầy đủ: bàn thu hồi có lỗ xả rác, xe thu hồi, máy rửa bát, tủ sấy bát đĩa, máy sấy bát đĩa,… bát đũa sau rửa cũng cần được sắp xếp từng loại để sau có thể đễ dàng sử dụng hơn.

khong-gian-bep-nha-hang-9

Khu thu hồi, dọn rửa và diệt khuẩn trong bếp nhà hàng

>>> Thiết kế tủ bếp chữ I hiện đại và tiện ích cho không gian nhà bếp có diện tích hẹp.

3. Các cách bố trí không gian bếp nhà hàng thông dụng

Có 3 cách bố trí không gian bếp thông dụng nhất mà các nhà hàng hiện nay thường áp dụng là: phân khu riêng biệt, ốc đảo, dây chuyền sản xuất.

3.1. Bố trí không gian bếp nhà hàng phân khu

Cách bố trí này tiến hành phân chia các khu chức năng riêng biệt đặt dọc theo tường theo một quy luật nhất định để giải phóng diện tích ở không gian giữa bếp giúp cho việc lưu thông và di chuyển giữa các khu vực trở nên dễ dàng hơn.

khong-gian-bep-nha-hang-10

Cách bố trí bếp nhà hàng phân khu

3.2. Bố trí không gian bếp nhà hàng theo kiểu ốc đảo

Các thiết bị nấu nướng cơ bản trong không gian bếp nhà hàng sẽ được bố trí tập trung lại ở vị trí trung tâm của không gian bếp. Các thiết bị hỗ trợ cho công việc nấu nướng còn lại sẽ được bố trí ở ở xung quanh trong phạm vi tường theo một thứ tự nhất định nhằm mục đích đảm bảo sự liên kết và tính dịch chuyển xoay vòng của chén đĩa, thực phẩm, vật dụng,… của nhà bếp. 

khong-gian-bep-nha-hang-11

Cách bố trí bếp nhà hàng ốc đảo

Bố trí không gian phòng bếp theo cách này giúp cho việc truyền đạt, trao đối thông tin và giám sát tiến độ công việc trở nên thuận tiện hơn. 

3.3. Bố trí không gian bếp nhà hàng theo dây chuyền sản xuất

Các thiết bị trong nhà bếp sẽ được bố trí theo hàng dọc với khu vực đầu tiên là khu sơ chế tiếp đến lần lượt là khu chế biến và khu ra món. Cách bố trí không gian bếp nhà hàng này giúp rút ngắn thời gian thực hiện công việc và di chuyển thức ăn giữa các khu vực với nhau, tối ưu hóa năng suất làm việc và tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt và trao đổi thông tin dễ dàng. Bên cạnh đó, các thiết bị trong không gian bếp có thể được đặt cạnh nhau để tiết kiệm không gian nhà bếp. Thông thường, những nhà hàng có lượng thực khách lớn và yêu cầu cần được phục vụ nhanh, gọn, lẹ rất hay áp dụng cách bố trí này.

khong-gian-bep-nha-hang-12

Cách bố trí bếp nhà hàng theo dây chuyền sản xuất

4. Thiết kế không gian bếp nhà hàng hợp phong thủy

Khu nấu nướng của bếp nhà hàng cần phải tránh “tàng phong tụ khí” nghĩa là tránh hút gió để tụ khí.

Việc bố trí và sắp xếp khu vực bếp cần tránh nhìn thẳng trực tiếp vào cửa chính hoặc cửa sổ.

Tránh đặt bếp nấu ở giữa bồn rửa và tủ lạnh vì việc này sẽ không tốt cho việc kinh doanh.

Nên đặt bếp ở hướng Đông hoặc hướng Nam của nhà hàng và tránh đặt bếp về phía hướng Bắc.

Cửa bếp cần đặt cách xa khu vực nhà vệ sinh để đảm bảo tính hợp phong thủy và an toàn vệ sinh thực phẩm.

khong-gian-bep-nha-hang-13

Bố trí bếp nhà hàng phải đảm bảo hợp phong thủy

Không gian nhà bếp tốt nhất nên có các thiết bị hút mùi để đảm bảo sự thông thoáng và làm tan đi các sát khí có hại. 

5. Một số công trình thiết kế nhà hàng nội thất Hpro thi công

Hpro thiết kế thi công tổng thể nhà hàng Buffet POSIDON – Cơ sở 27 Lê Văn Lương

Hpro thiết kế thi công tổng thể nhà hàng Buffet POSIDON – Cơ sở TIMES CITY

Hpro thiết kế thi công tổng thể nhà hàng Buffet POSIDON – Cơ sở 3 Lê Trọng Tấn

Khu bếp của nhà hàng nên đặt ở vị trí sau cùng để tránh bị gió thổi trực tiếp. Cần lưu ý, cửa vào bếp phải tương hợp với nơi đặt bếp

>>> Tham khảo ngay: 3 vị trí quan trọng nhất trong phong thủy nhà ở Việt Nam

Các tin khác: