Cách bố trí nhà bếp đơn giản, đẹp hợp phong thủy mà bạn nên biết

Ngày đăng: 26/04/2023

Căn bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu những bữa ăn ngon cho gia đình mà theo tâm linh, căn bếp còn là nơi giữ lửa cho cả ngôi nhà, căn bếp có gọn gàng, sạch sẽ và hợp phong thủy thì gia đình với làm ăn phát tài, hạnh phúc. Hãy cùng Hpro đi tìm hiểu về những cách bố trí nhà bếp đơn giản hợp phong thủy chuẩn nhất nhé.

Cách bố trí nhà bếp đơn giản, đẹp hợp phong thủy mà bạn nên biết

1. Nguyên tắc bố trí nhà bếp đẹp theo phong thủy

Phong thủy là một yếu tố mang ý nghĩa về tư tưởng, tâm linh và có sự nghiên cứu, đúc kết của con người trong hàng nghìn năm. Mỗi một không gian trong gia đình đều có những cách bài trí phong thủy khác nhau và nhà bếp cũng như vậy. Bố trí nhà bếp đẹp theo phong thủy không hề khó nhưng cũng có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải chú ý.

bo-tri-nha-bep-8

Bố trí nhà bếp theo phong thủy là điều mà bất kỳ gia đình nào cũng nên làm

1.1. Bố trí bếp ở góc nhà

Bếp đại diện cho hình ảnh của ngọn lửa và nguồn nhiệt do đó để bố trí nhà bếp hợp phong thủy chúng ta nên chọn vị trí đặt bếp ở trong góc nhà, khuất gió. Bởi nếu đặt ở những vị trí quá thoáng và rộng, gió và những nguồn năng lượng khác có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nhiệt trong nhà bếp, khiến lửa không mạnh không chỉ gây bất tiện khi nấu ăn mà còn có thể ảnh hưởng đến tiền bạc và hạnh phúc gia đình.

bo-tri-nha-bep-1

Bếp cần nằm ở vị trí ở góc nhà, gối lên tường và tránh nơi đông người đi lại trong nhà

Góc nhà là vị trí phù hợp nhất để đặt bếp. vừa khuất gió vừa thuận tiện và dễ dàng thao tác nấu ăn, tạo không gian tách biệt của bếp với những không gian khác.

1.2. Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh hợp lý

Một điều cấm kỵ trong phòng thủy nhà bếp đó chính là đặt bếp đối diện hoặc cạnh nhà vệ sinh. Đây là điều tuyệt đối các gia đình không nên mắc phải. Bếp là nơi nấu những món ăn đại diện cho hỏa, nhà vệ sinh là nơi không được sạch sẽ và đại diện cho thủy do đó chúng không thể được đặt gần nhau. Ngoài ra một nguyên tắc khi thiết kế nhà đó chính là không bao giờ để cửa đối cửa. Bạn tuyệt đối không nên để cửa bếp đối diện với cửa chính hay cửa nhà vệ sinh bởi những vị trí này có thể sẽ hút hết tài lộc của căn bếp.

bo-tri-nha-bep-14

Nhà bếp vfa nhà vệ sinh phải được thiết kế riêng biệt và không nằm cạnh nhau

Để hóa giải điều này, tốt nhất trước cửa nhà vệ sinh hay nhà bếp, bạn nên sử dụng một tấm mành che hoặc tấm bình phong để che và ngăn cách 2 vị trí  này. Ngoài ra bạn cũng không nên để cửa nhà vệ sinh mở đối diện bếp, thường xuyên giữ cho khu vực này sạch sẽ. Tốt nhất khi thiết kế nhà, bạn nên tham khảo KTS về lựa chọn vị trí bố trí bếp và nhà vệ sinh sao cho hợp lý nhất.

1.3. Cách bố trí bàn ăn trong nhà bếp

Điều đầu tiên bạn nên nhớ đó chính là chọn một bộ bàn ăn phù hợp với màu sắc và không gian căn bếp. Nếu nhà bếp và bàn ăn nhà bạn đặt cùng trong một không gian diện tích nhỏ bạn nên lựa chọn bàn ăn kích thước vừa để có nhiều không gian hơn trong bếp. Việc đặt  bàn ăn trong nhà bếp sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong sử dụng tuy nhiên nó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Bạn luôn phải giữ cho căn bếp sạch sẽ bởi nếu căn bếp quá bừa bộn, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bữa ăn.

bo-tri-nha-bep-2

Bàn ăn và bếp cần được bố trí hài hòa về cả màu sắc và kích thước

Bạn không nên đặt bếp ăn quá gần với vị trí nhà bếp. Nó không những ảnh hưởng đến bữa cơm mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới phong thủy. Nguồn nhiệt phát ra từ bếp là rất lớn, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến không khí bữa ăn, khiến các thành viên trong bữa ăn dễ nóng nảy, cãi vã gây mất hòa khí trong nhà.

1.4. Bố trí cửa sổ nhà bếp

Không gian bếp có cửa sổ là điều vô cùng cần thiết. Cửa sổ đón gió và ánh sáng sẽ giúp điều hòa không khí trong nhà bếp, phân tán nguồn nhiệt năng lớn do bếp tạo ra, duy trì sự dễ chịu, ôn hòa. Tuy nhiên không bởi thế mà đặt cửa sổ ở đâu và hướng nào cũng được. Đặt cửa sổ không đúng hướng thậm chí có thể gây phản tác dụng. Nên lựa chọn hướng cửa đón gió và ánh nắng dịu nhẹ như hướng Đồng.

bo-tri-nha-bep-9

Tạn dụng ánh sáng thiên nhiên từ cửa sổ để điều hòa không khí trong nhà bếp

Hạn chế thiết kế cửa số theo hướng Tây và Tây Bắc bởi những hướng này gió thường rất mạnh, ánh nắng chiều gắt có thể khiến cho căn bếp tăng thêm nhiệt, rất không tốt

1.5. Cách bố trí đồ dùng nhà bếp

Những vật dụng nhà bếp cũng cần có những quy tắc sắp xếp phù hợp theo đúng phong thủy. Trong nhà bếp hiện nay xuất hiện khái niệm tam giác phong thủy nhà bếp. Tủ lạnh – bồn rửa – bếp nấu tạo nên một tam giác phong thủy nhà bếp. Tủ lạnh và chậu rửa đại diện cho thủy, bếp đại diện cho hỏa nên 3 vật dụng này không thể được đặt gần nhau. Nếu đặt gần sẽ gây tương khắc làm ảnh hưởng rất lớn đến tài vượng của gia đình.

bo-tri-nha-bep-13

Đồ dùng nhà bếp cần được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp

Một số gia đình hiện nay thường xuyên sử dụng lò vi sóng. Đây cũng là một nguồn nhiệt khá lớn trong căn bếp. Do đó hãy đặt lò vi sóng ở những vị trí thoáng, dễ sử dụng, không đặt cạnh lò ở những nơi có nguồn nhiệt lớn có thể làm tăng tính hỏa trong bếp, không hề tốt.

1.6. Bố trí hệ thống điện tiện lợi

Trong nhà bếp có rất nhiều thiết bị điện sử dụng nguồn điện lớn như tủ lạnh, bếp từ, lò vi sóng…. Do đó hệ thống điện khi thiết kế cần phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình. Bạn cũng nên sử dụng aptomat để đảm bảo an toàn cho nguồn điện, tự ngắt khi quá tải tránh tình trạng cháy nổ làm hư hỏng thiết bị điện. Nên thiết kế hệ thống ổ cắm và dây điện gọn gàng, đặt ở những vị trí khuất, tránh đặt gần vị trí nước, ẩm có thể gây chập điện rất nguy hiểm.

2. Bố trí nhà bếp có diện tích nhỏ

Phần lớn hiện nay các gia đình đều không có quá nhiều không gian và diện tích cho căn bếp. Do đó việc sở hữu những căn bếp diện tích nhỏ khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên dù căn bếp nhỏ hay lớn thì chỉ cần bạn bố trí nhà bếp hợp lý thì căn bếp của bạn lúc nào cũng thật đẹp và gọn gàng. Với những căn bếp nhỏ, bạn nên tận dụng tối đa không gian bếp, không bỏ sót bất kỳ nơi nào dù đó là nóc tủ hay những góc khuất. Để làm được điều đó hãy tìm đến những mẫu tủ bếp kịch trần, tận dụng tối đa không gian trên cao để dự trữ đồ.

bo-tri-nha-bep

Với những căn bếp nhỏ tốt nhất nên sử dụng những tủ bếp kịch trần để tận đụng được tối đa không gian

Với nhà bếp nhỏ, hãy cố gắng sắp xếp nhà bếp gọn gàng nhất có thể. Những vật dụng như máy xay, xoong nồi… hãy cất chúng hết vào trong tủ bếp. Bạn cũng có thể sử dụng thêm những chiếc kệ đứng hoặc kệ treo để có thể đựng được điều đồ dùng hơn. Phân chia những khu vực để đồ rõ ràng và hạn chế mua những đồ dùng không cần thiết cho bếp.

>> Có rất nhiều kiểu tủ bếp gỗ gõ đỏ tân cổ điển phù hợp cho không gian nhà bếp diện tích nhỏ tại Hpro

3. Bố trí phòng bếp nhà ống

Nhà ống là kiểu nhà bếp phổ biến nhất hiện nay ở nước ta. Đặc điểm chung của những căn bếp nhà ống là hẹp ngang, sâu và diện tích không quá lớn, thường liên thông với phòng khách. Với bếp nhà ống, khi bố trí nhà bếp nên chú ý đến việc cung cấp ánh sáng cho cả căn bếp.

bo-tri-nha-bep-5

Một mẫu bố trí nhà bếp đơn giản nhưng rất bắt mắt dành cho nhà ống hiện nay

Phần lớn bếp nhà ống đều thông với phòng ăn và phòng khách nên cần sắp xếp gọn gàng, hài hòa với cả những không gian xung quanh. Ngoài ra khi bố trí phòng bếp nhà ống vẫn luôn cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc phong thủy nhà bếp và phong thủy nhà bếp với phòng khách và phòng ăn.

4. Bố trí bếp nhà phố

Với những căn nhà phố đắt đỏ như hiện nay, diện tích nhà bếp cũng bị thu hẹp đi rất nhiều để dành không gian cho phòng khách. Do đó khi bố trí bếp nhà phố bạn cũng nên tận dụng tối đa không gian và diện tích căn bếp. Sắp xếp và phân chia gọn gàng từng khu vực để đồ dùng nhà bếp. Để tiết kiệm không gian và thời gian, bạn cũng có thể sử dụng những thiết bị nhà bếp thông minh nhỏ gọn và tiện lợi. Sử dụng tủ bếp với nhiều khoảng trống được phân chia sẽ giúp bạn dễ dàng bảo quản đồ dùng nhà bếp hơn.

bo-tri-nha-bep-6

Những nhà bếp mặt phố thường không có nhiều diện tích nên kết hợp phòng bếp với phòng ăn là cách bố trí rất phù hợp

5. Bố trí phòng bếp nhà cấp 4

Khác với những căn nhà mặt phố hay nhà chung cư, nhà cấp 4 là kiểu nhà phổ biến ở những vùng thưa dân hay nông thôn. Nhà cấp 4 có không gian bếp thường khá rộng và thoải mái nên việc bố trí nhà bếp cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Nhưng bạn cũng nên nhớ dù là nhà cấp 4, bếp rộng nhưng cũng không vì thế bạn có thể bày bừa quá nhiều thứ trong căn bếp. Hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên để cho căn bếp trở nên thoáng mát và dễ chịu.

bo-tri-nha-bep-10

Nhà bếp nhà cấp 4 thường có diện tích khá rộng nên cách bài trí cũng đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều theo sở thích của gia đình

6. Cách bố trí bếp nhà hàng

Khác với những căn bếp gia đình, bếp nhà hàng thường có diện tích lớn và số vật dụng thiết bị nhà bếp rất nhiều. Do đó bố trí bếp nhà hàng cũng khác hoàn toàn với bếp gia đình. Thông thường bếp nhà hàng được chia thành 5 khu vực chính bao gồm khu bảo quản đông lạnh, khu sơ chế, khu gia công, khu bếp nấu và khu vệ sinh.

bo-tri-nha-bep-16

Bếp nhà hàng có diện tích khá lớn và cần phải được phân chia thành những khu vực chuyên biệt

Mỗi khu vực cần được bố trí riêng biệt hoàn toàn để tránh tình trạng thực phẩm sống có thể ảnh hưởng tới đồ ăn chín. Những khu vực trong bếp nhà hàng cần phải đảm bảo đúng quy trình về an toàn vệ sinh, tất cả cả vật dụng và đồ dùng trong mỗi khu vực cần được cố định. Không gian di chuyển cần phải đủ rộng để nhân viên và đầu bếp có thể dễ dàng sử dụng .

7. Một số lưu ý bạn cần biết khi bố trí nhà bếp

Không nên bố trí bếp giữa nhà: Căn bếp luôn cần đặt ở những nơi khuất ít người qua lại bởi bếp cũng là một không gian riêng tư của gia đình. Do đó tuyệt đối không đặt bếp ở vị trí giữa nhà, nơi có nhiều người gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Hon nữa khi bố trí nhà bếp ở những vị trí trống như giữa nhà, các yếu tố xung quanh như gió, không khí… có thể ảnh hưởng rất nhiều đến lửa nấu, gây khó khăn trong quá trình nấu ăn.

bo-tri-nha-bep-4

Bếp là khu vực riêng tư của gia đình nên tuyệt đối không đặt bếp giữa nhà

Không nên đặt bếp ngược hướng nhà: Nhiều gia đình đang mắc phải điều này. Đây là một điều kiêng kỵ ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy ngôi nhà. Ví dụ hướng nhà hướng về Bắc nhưng hướng bếp lại hướng về phía Nam. Điều này về mặt phong thủy là không hệ tốt, mang ý là mỗi thành viên trong gia đình không cùng nhìn về một hướng, dễ dẫn đến bất hòa, cãi vã, gia đình không êm ấm.

bo-tri-nha-bep-15

Không bao giờ thiết kế bếp và nhà vệ sinh nằm cạnh nhau

Không để cửa chính đi thẳng vào bếp: Nhiều gia đình kiểu ống thường để cửa chính có lối dẫn thẳng xuống bếp. Đây là điều không nên làm khi bố trí nhà bếp. Quen quan niệm người xưa, khi cửa chính dẫn thẳng xuống bếp sẽ dẫn theo những luồng khí bên ngoài không may mắn xuống bếp. Mà bếp lại là nơi nuôi sống cả gia đình nên nếu để khí hư đến sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiền tài gia đình,

bo-tri-nha-bep-11

Để cửa chính đâm thằng vào bếp sẽ đem theo những vận khí không may mắn cho gia đình

Phong thủy là một yếu tố mang ý nghĩa tâm linh mà chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên nếu bố trí nhà bếp theo đúng phong thủy bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm may mắn sẽ đến với gia đình bạn.

>>> Bài viết xem thêm: Mẫu tủ bếp có tủ lạnh hot nhất tại Hpro

Các tin khác: